Hotline: 0981 086 680 - 0948 660 680
Chợ Xe Giá Rẻ  
0981 086 680 0948 660 680

Một số quy định mới về Định vị và Phù hiệu mới nhất năm 2024

Ngày cập nhật: 12/05/2024

Một số quy định mới về Định vị và phù hiệu mới nhất năm 2024

Đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc quản lý và điều hành ngành vận tải với một số quy định mới về định vị và phù hiệu mới nhất năm 2024. Những thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vận tải mà còn mang lại nhiều cơ hội và thách thức mới, hãy cùng Hyundai Trần tìm hiểu nhé. 

  • Các mức phạt liên quan đến định vị năm 2024

Căn cứ vào Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông về vi phạm liên quan đến định vị như sau: 

  1. Người điều khiển ô tô chở khách, ô tô chở người
  • Mức phạt: Từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng. 
  • Lỗi vi phạm: Không lắp thiết bị định vị theo quy định hoặc lắp nhưng không hoạt động đúng chuẩn.

Hình ảnh lắp đặt thiết bị định vị trên xe

  1. Người điều khiển máy kéo, xe tải, xe công trình trong kinh doanh vận tải hàng hóa  
  • Mức phạt: Từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng.
  • Lỗi vi phạm: Không lắp thiết bị định vị hoặc lắp nhưng không hoạt động đúng quy định.
  1. Những cá nhân
  • Mức phạt: Từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng.
  • Lỗi vi phạm: Không thực hiện việc cung cấp, lưu trữ, cập nhật, quản lý thông tin từ thiết bị định vị ô tô theo quy định.
  1. Tổ chức kinh doanh vận tải
  •  Mức Phạt: Từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng.
  • Lỗi vi phạm: Không thực hiện việc cung cấp, lưu trữ, cập nhật, quản lý thông tin từ thiết bị định vị ô tô theo quy định hoặc sử dụng phương tiện kinh doanh không lắp thiết bị định vị hoặc lắp nhưng không hoạt động, không đúng chuẩn theo quy định.

*Lưu ý: Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: "Người điều khiển xe còn bị tước Giấy phép lái xe 02 tháng theo quy định tại điểm b, khoản 7, Điều 23 của Nghị định 171/2013/NĐ-CP."  

  • Các mức phạt liên quan đến phù hiệu năm 2024

  1. a) Yêu cầu về phù hiệu
  • Theo Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và phải niêm yết thông tin khác trên xe.

Hình ảnh phù hiệu xe tải

  1. b) Yêu cầu về hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu
  •  Hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu cần bao gồm giấy đề nghị theo quy định tại Phụ lục V của Nghị định 10/2020/NĐ-CP cùng với bản sao giấy đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô.
  1. c) Các trường hợp bị thu hồi phù hiệu
  • Bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải.
  • Phương tiện vi phạm quy định về tốc độ hoạt động.
  1. d) Các mức phạt khi không có phù hiệu
  • Khi xe kinh doanh vận tải không có phù hiệu

   - Theo Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cá nhân và tổ chức sẽ bị phạt từ 3.000.000 đến 8.000.000 đồng khi sử dụng xe kinh doanh vận tải không có phù hiệu.

  • Khi xe ô tô tải không có phù hiệu

   - Người điều khiển ô tô tải không có phù hiệu sẽ bị phạt từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

  • Khi giao xe ô tô tải không có phù hiệu cho người khác điều khiển 

   - Chủ phương tiện ô tô tải không có phù hiệu giao phương tiện cho người khác điều khiển sẽ bị phạt từ 6.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 12.000.000 đồng đối với tổ chức.

  • Các mức phạt liên quan đến Camera năm 2024 

Căn cứ vào quy định lắp camera giám sát theo nghị định 10/2020 và thông tư T12/2020 liên quan đến xe chở khách từ 9 chỗ, xe công ten nơ và xe đầu kéo bắt buộc phải lắp camera. Trong đó:

Các loại xe bắt buộc phải lắp camera theo Nghị định 10

  1. a) Tài xế không lắp Camera 

   - Mức xử phạt: Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

   - Lỗi vi phạm: Phương tiện không lắp camera giám sát ô tô theo quy định hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh của người lái xe trong quá trình điều khiển xe.

  1. b) Đơn vị kinh doanh vận tải không lắp Camera

   - Mức xử phạt: Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (đối với cá nhân), từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng (đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải).

   - Lỗi vi phạm:

  • Phương tiện không lắp camera giám sát theo quy định hoặc có lắp nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh.
  • Không thực hiện việc truyền, lưu trữ hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô về máy chủ của đơn vị.
  • Không cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ của đơn vị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hình ảnh về yêu cầu kỹ thuật của camera

4.  Tác hại của việc không lắp Camera theo Nghị định 10/2020

Những hậu quả dưới đây là kết quả của việc không tuân thủ quy định về lắp đặt camera giám sát ô tô theo Nghị Định 10/2020, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện lắp đặt camera cho phương tiện. 

  1. a) Trượt đăng kiểm
  • Doanh nghiệp cố tình không lắp đặt camera giám sát ô tô theo quy định sẽ bị trượt đăng kiểm. Điều này không chỉ gây mất thời gian mà còn tốn công sức khi phải đưa phương tiện đi đăng kiểm.
  1. b) Không được cấp biển phù hiệu
  •  Việc không lắp đặt camera giám sát trên xe sẽ dẫn đến việc không được cấp biển hiệu và phù hiệu. Điều này ảnh hưởng đến khả năng lưu thông của phương tiện trên đường.
  1. c) Xử phạt nặng
  • Các doanh nghiệp cố tình không lắp đặt camera theo quy định có thể bị phạt rất nặng, có thể lên tới hơn 10 triệu đồng.

Sau bài viết này của Hyundai Trần về một số quy định mới về định vị và phù hiệu mới nhất năm 2024. Hãy cam kết tuân thủ đúng mọi quy định, với sứ mệnh nâng cao chất lượng dịch vụ và an toàn giao thông. Hãy cùng chúng tôi tiến về một tương lai an toàn và bền vững!




Thương hiệu

x